Chả mực là một món ăn quen thuộc trên mâm cơm của rất nhiều gia đình miền biển. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng tạo ra những miếng chả thơm ngon đặc biệt. Mực được dùng làm chả phải là mực mai tươi sống, dày mình, các nguyên liệu khác cũng được lựa chọn cẩn thận và được chế biến theo công thức riêng. Cũng chính vì đặc biệt như vậy mà chả mực Hạ Long trở thành một đặc sản của vùng đất Quảng Ninh mà các du khách trong nước và khắp mọi nơi trên thế giới yêu thích.
Hầu hết những nguyên liệu để làm nên món chả mực Hạ Long được đánh bắt tại vùng biển Quảng Ninh. Muốn miếng chả mực khi ăn được giòn thì nhất định chả phải giã bằng tay, nắm thành những miếng vừa ăn và chiên trong chảo dầu sôi.
Chả mực Quảng Ninh ngon nhất là khi ăn kèm với xôi trắng, những thìa xôi thơm mùi nếp hoà quyện với vị đậm đà, béo ngậy của miếng chả nóng thì không gì tuyệt vời bằng. Đi cùng với đĩa chả mực là bát nước chấm nguyên chất có thêm chút hạt tiêu hoặc đơn giản hơn thì là chút tương ớt cay cay, ngọt ngọt.
Nhắc tới Hạ Long, ai cũng nghĩ ngay rằng đây là một địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng ở Việt Nam với hàng nghìn hòn đảo kỳ vĩ và phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Thế nhưng bạn đã bao giờ tò mò mình sẽ ăn gì khi đến Hạ Long chưa? Hôm nay, mình sẽ giới thiệu đến các bạn top 10 món ăn vô cùng đặc sắc và hấp dẫn của ẩm thực Hạ Long nhé!
Nằm trong top 10 của bảng xếp hạng những món ăn ngon nhất châu Á, chả mực là một đặc sản đầy tự hào của người dân nơi đây. Đến Hạ Long, dù đi bất cứ quán ăn nào mình cũng được chủ quán giới thiệu về món ăn này. Từ xa, bạn đã có thể ngửi thấy hương thơm sực nức của chả ngay từ khi còn nằm trên chảo rán. Khi thưởng thức từng miếng chả có màu vàng rộm tự nhiên ấy, bạn sẽ thấy được độ giòn, dai và vị ngon ngọt của mực tươi. Không chỉ vậy, những “hạt lựu” được sắt từ vây và râu mực cứ giòn sần sật trong miệng còn tạo cảm giác khá thú vị và kì lạ.
Chả mực ăn kèm với xôi trắng là ngon nhất. Hương thơm của nếp mới hòa quyện với mùi chả tạo nên một hương vị vô cùng hấp dẫn.
Đang lang thang trên một dãy phố cạnh rạp Bạch Đằng, mình bị đứa bạn kéo vào một quán bánh cuốn. Ban đầu mình cũng khá bất ngờ, bánh cuốn thì đâu có xa lạ gì với một cô gái Sài Thành như mình. Chẳng lẽ đến tận đây chỉ để đi ăn bánh cuốn? Nhưng suy nghĩ của mình đã hoàn toàn thay đổi khi ăn xong dĩa bánh cuốn chả mực các bạn ạ.
Vẫn là những chiếc bánh cuốn mỏng tang được tráng một cách khéo léo và thịt bằm cùng với nấm và mục nhĩ bên trong, nhưng khi ăn với chả mực lại tạo nên một hương vị vô cùng đặc biệt. Hương thơm của bánh cuốn, ruốc, hành phi hòa quyện với vị tươi ngon của chả mực và nước chấm tạo nên một sự kết hợp vô cùng tuyệt vời!
Sam biển cùng dòng họ với nhà cua, cũng có mai và càng nhưng to hơn. Điều thú vị là những con sam thường đi thành cặp, con cái cõng con đực trên lưng nên khi đánh bắt, người ta thường bắt được một cặp. Mình nghe chủ quán nói ăn một con dễ bị lạnh bụng nên khi chế biến người ta cũng thường làm một cặp để bán. Sam có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như sam hấp, sam xào miến, sụn sam nướng, gỏi sam, sam xào xả ớt, trứng sam chiên giòn…
Sá sùng còn được gọi là địa sâm hay giun biển. Mặc dù có giá hơi cao nhưng sá sùng lại được rất nhiều người ưa thích trong danh sách những món ngon nhất định phải thử của ẩm thực Hạ Long. Lúc đầu, mình không dám ăn vì sá sùng nhìn giống y hệt những con giun, sâu hồng hồng rất đáng sợ. Nhưng sau một hồi liều lĩnh ăn thử thì mình đã hiểu vì sao món ăn này lại nổi tiếng đến vậy. Sá sùng có vị rất ngọt và tươi ngon, khi được xào với tỏi thì dậy nên mùi thơm đậm đà hương vị của biển vô cùng hấp dẫn.
Loại bánh với cái tên kì lạ này có hình dáng gây nhiều tranh cãi, người thì cho rằng gật gù giống bánh phở, người khác lại cho là bánh ướt. Bánh được cuộn tròn lại thành một cuộn dài, khi cầm lên ăn thì cứ gật lên, gật xuống nên được gọi là bánh gật gù. Bánh ăn kèm với nước mắm chưng mỡ gà và hành phi, có quán còn bán bánh với thịt kho tàu được tẩm ướp kĩ càng.
Lại thêm một cái tên vô cùng lạ góp mặt trong danh sách những món ngon của ẩm thực Hạ Long. Thật ra bề bề còn được người miền Nam gọi là con tôm tích. Thịt bề bề tươi sống được lấy từ vùng biển Quảng Ninh. Sau khi sơ chế, người ta lấy vỏ bề bề nấu cùng với xương ống làm nước dùng. Trong một tô bún bề bề còn có các nguyên liệu khác như cải ngọt, cà chua, tôm sắt nõn và các loại rau thơm khác giúp làm tăng hương vị của món ăn.
Bánh này là đặc sản được làm từ bàn tay khéo léo của người Sán Dìu. Thoạt nhìn, bạn sẽ thấy bánh tài lồng ếp khá giống với bánh bò thốt nốt ở miền Tây, chỉ có màu sắc là sậm hơn một chút. Tuy có bề ngoài vô cùng đơn giản nhưng cách làm loại bánh này lại khá công phu và kỹ lưỡng. Vị thơm, ngọt, bùi của bánh tài lồng ếp chắc hẳn sẽ khiến bạn lưu luyến mãi mỗi khi nhớ về Hạ Long.
Nghe bạn mình giới thiệu “hoành văn tráng” về món bún xào ngán nên mình rất mong chờ được thử món này. Ấy mà khi dĩa bún đặt trước mặt, mình khá hụt hẫng. Nhìn dĩa bún không có chút màu sắc nào bắt mắt, cách bày trí lại chẳng hấp dẫn, chỉ có bún, thịt ngán đen đen, mộc nhĩ, nấm hương và hành. Nhưng nếm thử rồi thì suy nghĩ của mình thay đổi 180 độ luôn. Thịt ngán có vị cay nồng ăn rất lạ, khi dùng với nấm và mộc nhĩ lại càng tăng thêm vị thơm ngon đặc trưng. Món ăn tên ngán nhưng không ngán chút nào đâu nhé!
Lượn một vòng trên blog du lịch của Traveloka, mình thấy nhiều bạn khen ngon lắm, nên gà đồi Tiên Yên chính là món ăn không thể bỏ lỡ của ẩm thực Hạ Long trong chuyến du lịch này của mình. Gà ở Tiên Yên được thả trên các triền đồi để tự kiếm thức ăn, mỗi ngày chúng đều phải “cuốc bộ” lang thang nên thịt rất dai, săn chắc, có vị ngọt thơm, béo ngậy mà không ngán.
Trước giờ ở Sài Gòn, quen với trà sữa trân châu rồi nên khi nghe bạn bè nhắc tới sữa chua trân châu ở Hạ Long mình cứ nằng nặc đòi ăn cho bằng được mới thôi. Và không ngoài mong đợi, món ăn này xứng đáng là đặc sản Hạ Long mà bạn không thể bỏ lỡ. Khi gọi sữa chua trân châu, chủ quán sẽ mang ra cho bạn một lọ sữa chua nhỏ xinh mát lạnh và một bát nước cốt dừa nóng hổi có trân châu bên trong. Trộn lại rồi thử một muỗng sữa chua lạnh hòa với nước dừa và trân châu nóng, bạn sẽ có một trải nghiệm khá thú vị với món ăn này đấy!
10 món ăn trên hy vọng có thể giúp bạn bớt “lăn tăn” khi lựa chọn ăn gì trong danh sách những đặc sản của ẩm thực Hạ Long. Còn chần chừ gì nữa, hãy mau xách ba lô lên và đến Hạ Long thưởng thức món ngon thôi nào. Nếu còn đang phân vân vì “túi tiền” không “rủng rỉnh”, hãy để Traveloka giúp bạn nhé! Những ưu đãi hấp dẫn khi đặt phòng khách sạn cùng với những chuyến bay giá hạt dẻ chắc hẳn sẽ mang đến cho bạn một chuyến đi tiết kiệm nhưng cực kỳ đảm bảo và nhiều niềm vui.
Trời nóng tạo cho mọi người cảm giác mệt mỏi và chán ăn. Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ ăn uống của bạn vào những ngày nóng để giải nhiệt cho cơ thể.
Chọn hoa quả tươi
—
Chọn hoa quả tươi, thành phần có chứa nhiều vitamin C như: dưa hấu, cam, thanh long, táo, cà chua… Ngoài ăn trực tiếp, dùng các loại hoa quả này ép lấy nước uống hoặc làm sinh tố cũng rất tốt. Hạn chế ăn các loại hoa quả có chứa nhiều đường như mít, vải, nhãn, xoài…
Hạn chế các món ăn chứa nhiều dầu mỡ
Hạn chế dùng các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, các món ăn dạng chiên, xào và các món chứa nhiều gia vị có tính cay nóng. Không ăn nhiều các món lên men: cà pháo muối, kim chi, dưa món.
Ăn nhiều thức ăn mát
Ăn nhiều thức ăn mát, như: các loại rau củ quả giàu kali (rau má, cà chua, mồng tơi, rau đay, diếp cá, xà lách xoong…). Trung bình mỗi ngày một người nên ăn ít nhất 200g trái cây và 300g rau xanh.
Nên ăn các loại canh chua
Các loại canh chua có nhiều nước, được chế biến đơn giản và có tác dụng làm mát như: canh cua, hến, thịt nạc nấu chua… rất thích hợp cho mùa hè. Ngoài ra còn có rất nhiều các món canh bổ dưỡng, có tác dụng mát phổi như: đậu phụ nấu cùng thịt nạc hoặc tôm khô xay nhuyễn… Khí hậu nóng, thức ăn mau bị ôi thiu, ăn uống phải đảm bảo vệ sinh để tránh những bệnh lây qua đường tiêu hóa.
Buổi tối trước khi ngủ, tránh ăn nhiều thực phẩm thịt, rau vì chúng làm khó ngủ. Uống nhiều nước sẽ làm bàng quang bị căng đầy, phải thường xuyên thức giấc đi tiểu. Tránh uống cà phê và thức uống có gas hoặc hút thuốc lá. Có thể uống trà tim sen để giúp làm mát cơ thể, dễ ngủ.
National Geographic là một kênh truyền thông uy tín hàng đầu chuyên về nghiên cứu văn hoá, thiên nhiên, khoa học và lịch sử dưới sự quản lý của hiệp hội địa lý Quốc Gia Hoa Kỳ. Mới đây, trang này đã chọn ra 28 bức ảnh để tạo thành bộ sưu tập ẩm thực đầy màu sắc từ các nền văn hoá khác nhau trên thế giới, trong đó có hai bức ảnh về hai món ăn Việt Nam là món canh bún trên chợ nổi Phong Điền (Cần Thơ) và tương Bần của thị trấn Bần Yên Nhân (Hưng Yên).
Tương bần Hưng Yên
Tương Bần là loại tương truyền thống và mang tính đặc thù đến mức tìm khắp cả Việt Nam cũng chỉ có một địa điểm sản xuất ra loại tương chính hiệu này. Đó là thị trấn Bần (Yên Nhân, Hưng Yên).
Từ xa xưa, tương Bần chiếm một vị trí quan trọng trong nhiều phương diện của ẩm thực vùng Bắc Bộ. Trên thực tế, nhiều vùng khác cũng có thể làm được tương bần, tuy nhiên chỉ có loại đậu tương được trồng ở đất làng Bần mới được người sành ăn đánh giá là “chính tông” và “chuẩn vị”. Tương Bần nghe có vẻ bình dân nhưng thực chất lại là món ăn được chế biến cầu kỳ, phức tạp. Nguyên liệu để làm tương Bần bao gồm gạo nếp, đậu tương và muối. Trong đó, gạo được vo kỹ rồi đem đồ thành xôi mang phơi ngoài trời. Đỗ tương được rang cho chín giòn rồi cho vào ngâm với nước sạch khoảng một tuần. Phần xôi dần chuyển sang màu vàng ươm và đem trộn cùng với đỗ tương.
Người làng Bần ngâm tương trong những chiếc chum, vại bằng sành rồi phơi ngoài nắng cho lên men. Sành giữ nhiệt tốt, hứng nắng mặt trời làm chín tương nhanh. Một vại tương có thể được phơi nắng ít nhất hai tháng, những vại lâu nhất có thể được phơi từ hai đến ba năm. Với quy trình chế biến độc đáo cùng những bí quyết riêng, tương bần trở thành gia vị truyền thống không bao giờ bị mai một.
Tương Bần có mặt trong những bữa cơm thường ngày của đồng bào Bắc Bộ như canh dưa chua, lạc dầm, củ sen xào tương, các loại rau củ kho tương. Ngoài ra thì nó cũng được ăn kèm với các loại bánh cuốn, bún, bánh đa chần.
Canh bún chợ nổi Phong Điền
Xuất hiện ở vị trí thứ hai trong chùm ảnh của National Geographic là món canh bún trên chợ nổi Phong Điền (Cần Thơ). Tại các tỉnh miền tây Nam Bộ, các món canh bún, hủ tiếu được bán trên những con đò nhỏ trong các chợ nổi, trở thành nét đặc trưng ẩm thực độc đáo. Điều này cho thấy khả năng “ứng biến” và bản sắc vùng miền, không nơi nào có được.
Bếp trưởng Ramsay từng thổ lộ rằng ông đánh giá cao cái cách mà người bán bún tạo ra một món ăn đủ đầy hương vị chỉ trong một không gian chật hẹp và chỉ với một thời gian ngắn. Đây cũng là một đặc trưng ẩm thực Việt Nam, ngoài sự tinh tế trong kết hợp nguyên liệu thì chúng ta vẫn có thể tạo ra những món ăn ngon trong môi trường thiếu thốn hay bất tiện.
Như vậy là thêm một lần nữa, ta có thể thấy nền ẩm thực Việt đang chậm rãi vươn mình ra thế giới. Không chỉ có phở, bánh mì, gỏi cuốn, nem… hay những món ăn đã trở nên quá phổ biến mà đến cả những ngõ ngách nhỏ bé bình dị hơn cũng đang dần dà lộ mình.
Fanpage
Google Map
Thông tin liên hệ
Copyright 2023 © Nhà hàng Hương Duyên - by DaHinh.Com